
Hình 1: Nhà nuôi yến ở tổ 3, thôn Liễu Trì, xã Bình Nguyên
của ông Phan Phước Cường và con rể Lê Quốc Thanh.
Ảnh: THIÊN LÝ

Hình2: www.baoquangnam.vn đưa tin bài khi
ông Phan Phước Cường và anh Lê Quốc Thanh
gọi chim Yến
về làm tổ tại Quảng Nam.
Kết quả bước đầu
Người mở đầu cho nghề nuôi chim yến trong nhà ở Thăng Bình là ông Phan Phước Cường (58 tuổi, tổ 3, thôn Liễu Trì, xã Bình Nguyên) cùng con rể là anh Lê Quốc Thanh (37 tuổi, hiện đang sống và làm việc tại TP.Hồ Chí Minh). Ông Cường cho biết: “Con rể tôi có nhiều người quen làm nghề nuôi yến ở TP.Hồ Chí Minh nên học hỏi kinh nghiệm nuôi từ mô hình của họ. Cách đây 2 năm, nó rủ thêm 2 người bạn nữa bỏ vốn đầu tư nhà nuôi yến để thử nghiệm”.
Mô hình nuôi chim yến trong nhà của anh Thanh không phải bằng phương pháp nuôi tự nhiên (tức yến tự nhiên bay về nhà, tự ý làm tổ, đẻ trứng, người nuôi chỉ việc thiết kế lại nhà cửa phù hợp với tập tính sinh thái của chúng) mà là mô hình nuôi yến bằng phương pháp dẫn dụ. Sau khi học hỏi kinh nghiệm, khảo sát kỹ về điều kiện tự nhiên, anh Thanh cùng 2 người bạn góp 400 triệu đồng để xây dựng căn nhà 2 tầng có lắp đặt trang thiết bị chuyên dụng ở Hương An (Quế Xuân, Quế Sơn) để dẫn dụ yến. Đến nay, mô hình bước đầu đem lại kết quả, hơn 500 cá thể yến đã về trú ngụ, làm tổ, dự tính giữa năm sau sẽ thu hoạch đợt đầu.
Thấy khả năng thành công của mô hình thử nghiệm, anh Thanh cùng ông Cường quyết định đầu tư 700 triệu đồng để xây dựng nhà nuôi yến 3 tầng ở tổ 3 (thôn Liễu Trì, xã Bình Nguyên, Thăng Bình). Công trình hoàn thành cách đây 3 tháng. Ông Cường kể: “Cũng như lúc khánh thành nhà nuôi yến ở Hương An, sau khi cúng vái xong thì chúng tôi mở nhạc dẫn dụ yến. Chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ sau, yến liệng đông nghịt quanh nhà. Thấy lạ, nhiều người trong xóm đổ ra xem chim yến, vui như hội”. Hiện có gần 200 cá thể yến về trú ngụ thường xuyên và bắt đầu làm tổ tại căn nhà mới xây. Theo ông Cường, mô hình nuôi yến trong nhà của ông và con rể sẽ thành công bởi bình thường xây xong nhà nuôi yến, phải “bỏ hoang” đến 2 năm sau mới có được khoảng 50 – 60 cặp yến về làm tổ. Trong khi đó, mô hình của ông chỉ mất khoảng 3 tháng và đã có hàng trăm cá thể yến về trú ngụ.
Mở rộng mô hình
Sau sự thành công từ 2 mô hình đầu tiên, ông Phan Phước Cường cùng con rể đã đầu tư 800 triệu đồng xây dựng thêm một nhà nuôi yến ở xã Bình Dương (Thăng Bình). Ông Cường tin chắc căn nhà nuôi yến đang thi công này sẽ thu được kết quả cao hơn 2 nhà nuôi yến đầu tiên bởi Bình Dương là nơi gần sông, đồng ruộng, lại gần biển, tức có địa thế thuận lợi hơn. Từ mô hình của ông Thanh cùng con rể, nhiều hộ dân ở Thăng Bình cũng triển khai nuôi chim yến trong nhà. Đến nay, ở Thăng Bình thêm một nhà nuôi yến của hộ ông Lê Hân (33 tuổi) đang được thi công ở thôn Liễu Trì (xã Bình Nguyên) và một nhà nuôi yến ở thị trấn Hà Lam của ông Lê Văn Hiền (42 tuổi) đã được khánh thành cách đây gần 1 năm.
Ông Cường tiết lộ, điều cần thiết trước hết trong việc nuôi chim yến là khâu chọn địa điểm để xây nhà nuôi. Nhất thiết phải xây ở khu vực đón đường bay của chim yến, bố trí nhà nuôi ở khu vực có độ cao không quá 800m so với mực nước biển và phải cách xa khu vực ô nhiễm. Sẽ tốt hơn nếu xây nhà nuôi ở khu vực gần đồng ruộng, sông, biển là những nơi chim yến thường tới kiếm ăn. Việc xây dựng nhà nuôi cần đúng quy trình kỹ thuật. Nhà ở cho yến phải bố trí xung quanh nhiều lỗ thông hơi hình tròn cỡ miệng chén. Trên mỗi nền nhà ở mỗi tầng, phải rải phân yến (mua ở TP.Hồ Chí Minh) để tạo mùi hấp dẫn chim yến… Ngoài ra, căn nhà còn được bố trí hệ thống phun sương ở mỗi tầng. Cần điều tiết hệ thống phun sương, tưới nước để đảm bảo vào mùa nắng nhiệt độ trong nhà ổn định ở 25oC (mùa đông tùy ý), như vậy yến mới sống được.
Hệ thống âm thanh dẫn dụ yến gồm những cái loa nhỏ xíu gắn gần tổ yến và băng đĩa phát nhạc dụ yến. Nhạc phải là nhạc thu tiếng chim yến tại Quảng Nam. Các phụ kiện khác cũng được bố trí đúng quy cách. Phải gắn trên trần nhà ở mỗi tầng những xà ngang cho chim đu bám và những hộp vuông bằng gỗ chuyên dùng phù hợp với tập quán của yến. “Khi đã đầu tư xong, chi phí bỏ ra hằng tháng cũng không lớn (khoảng 400 nghìn đồng/tháng tiền điện nước). Yến sào ở Quảng Nam có giá và chất lượng ngang với yến Khánh Hòa, giá bán ra thị trường đến 60 triệu đồng/kg. Bởi vậy, tôi cũng mong nhiều người mạnh dạn đầu tư nuôi như tôi ” – ông Cường nói.
Theo: THIÊN LÝ – HOÀNG LIÊN
———————————————————————————————————————————
Cho đến hiện nay, hệ thông nhà Yến của Công Ty TNHH Yến Sào Quảng Nam đã lên đến 05 cơ sở từ mô hình năm nào: